Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Trung Quốc hốt hoảng trước áp lực từ Đông Nam Á và Ấn Độ
Một trong những câu hỏi lớn nhất đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là: làm thế nào để chặn đứng làn sóng thoái vốn đầu tư ồ ạ ra khỏi nước này vào thời điểm hiện tại.

 



 


Nói cách khác, thúc đẩy trở lại đầu tư quốc tế vào Trung Quốc đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đối với Bắc Kinh khi điều này đang gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế nước này.

 

Tiền lương và các chi phí sản xuất không ngừng tăng cao được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nhà đầu tư quốc tế rời khỏi Trung Quốc và chuyển hướng tới Ấn Độ hay Đông Nam Á là những nơi có giá nhân công và chi phí rẻ hơn. Cuộc chiến tăng trưởng giờ đây phụ thuộc một phần lớn vào việc giảm chi phí nhân công và sản xuất, và có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa chịu bỏ cuộc bằng cách tiếp tục níu kéo tăng trưởng với chiến thuật mới: sử dụng Robot.

 

Trên thực tế, việc giá thành nhân công và chi phí sản xuất ở Trung Quốc gia tăng mạnh và dẫn đến việc các nhà đầu tư rời khỏi nước này là điều đã được dự báo trước từ khá lâu. Đây là một hệ quả tất yếu không chỉ với Trung Quốc mà với bất cứ một nền kinh tế đang phát triển nào sau một giai đoạn đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. 

 

Lý do là vì, sau một khoảng thời gian tăng trưởng nhất định, các yếu tố dẫn đến gia tăng chi phí như sự khan hiếm nhân công, giá cả nguyên vật liệu hàng hóa trong nước tăng do kinh tế phát triển, vv…vv bắt đầu hội tụ ở một mức độ cao dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao là điều không thể tránh khỏi. Ở Trung Quốc, quá trình này thậm chí còn diễn ra nhanh hơn do đặc thù về tỷ suất sinh bắt nguồn từ chính sách sinh một con dẫn đến việc khan hiếm lực lượng lao động diễn ra nhanh hơn, cùng với đó là quá trình đô thị hóa quá ồ ạt dẫn đến giá cả tăng đột biến.

 

Những yếu tố này đang kết hợp với nhau để tạo nên một tốc độ tăng chi phí thuộc diện nhanh nhất thế giới ở Trung Quốc. Theo ước tính, mức tăng lương trung bình hàng năm ở Trung Quốc kể từ năm 2001 đến nay là 12% mỗi năm. Với tốc độ tăng lương nhanh như thế, không khó hiểu khi các nhà đầu tư bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, khi mà chi phí tiền lương ở nước này đã cao gần gấp ba so với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. 

 

Tiếp tục ở lại Trung Quốc vì thế sẽ không có lợi, trừ các cơ sở sản xuất nếu chuyển ra khỏi Trung Quốc sẽ gặp bất lợi lớn về thuế nhiều hơn là sự gia tăng chi phí nhân công nếu muốn đưa hàng hóa vào thị trường 1,4 tỷ dân này, mà đa phần trong số đó là trong lĩnh vực hàng xa xỉ như xe hơi hay thời trang. 

 

Nhưng đó là những cơ sở sản xuất hàng hóa có giá trị lợi nhuận cao, đủ để bù đắp những khoản thua lỗ do tăng giá nhân công. Vậy còn những cơ sở sản xuất không có giá trị lợi nhuận cao, đang chiếm phần lớn trong nền sản xuất của Trung Quốc, sẽ làm gì trước việc chi phí nhân công và giá nguyên vật liệu đang tăng chóng mặt hiện nay?

Giải pháp đang được các nhà lãnh đạo và các chủ doanh nghiệp Trung Quốc nhắm đến để giải quyết tình trạng này là tự động hóa. Theo đó, việc đưa vào các dây chuyền sản xuất tự động sẽ giúp giải quyết một phần vấn đề này, khi mà năng suất của các dây chuyền tự động này sẽ cao hơn so với việc sử dụng lao động thủ công trong khi chi phí sẽ thấp hơn. Có thể trong ngắn hạn chi phí cho việc chuyển đổi mô hình sản xuất sang tự động hóa với việc mua các dây chuyền tự động hóa sẽ cao hơn, nhưng về lâu dài sẽ có lợi khi tiết kiệm được khoản gia tăng phí nhân công đáng kể. 

 

Đó là lý do dẫn đến việc các nhà sản xuất ở Trung Quốc đang mê mẩn hơn bao giờ hết với việc sử dụng các Robot vào trong những xưởng sản xuất của mình. Trong tổng số 227 ngàn Robot công nghiệp được tiêu thụ trên thị trường thế giới vào năm 2014, thì riêng Trung Quốc đã mua 56 ngàn con, tăng 54% so với năm 2013.

 

Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Có vẻ như ý tưởng sử dụng Robot không chỉ là giải pháp cho vấn đề tăng chi phí sản xuất, mà còn đang cung cấp một lời giải đáng chú ý cho Bắc Kinh trong việc giải quyết vấn đề nhân khẩu học, chủ yếu là sự thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai do chính sách sinh một con ở nước này. Đó là lý do vì sao chính phủ Trung Quốc đang bật đèn xanh cho việc sử dụng Robot một cách ồ ạt thay cho nhân công kỹ năng thấp ở nước này, thậm chí nó còn đang trở thành một chính sách được áp dụng rộng rãi. 

 

Chính quyền tỉnh Quảng Đông – một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu ở Trung Quốc – vừa thông qua kế hoạch trợ cấp giúp khoảng gần 2000 cơ sở sản xuất ở tỉnh này mua Robot trong vòng 3 năm tới, còn tại Quảng Châu – thủ phủ của tỉnh – thì thậm chí còn đặt mục tiêu tự động hóa tới 80% tại một số nhà máy nhất định.

 

Mặc dù những nỗ lực lớn để cải thiện tình hình giá nhân công cao như vậy, thì các nhà phân tích vẫn cho rằng việc Trung Quốc có thể níu kéo làn sóng đầu tư quốc tế là điều không thể. Dù sử dụng hệ thống dây chuyền tự động hóa và Robot, thì chi phí sản xuất vẫn sẽ cao hơn so với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á rất nhiều, và nó sẽ không thể ngăn cản các nhà đầu tư muốn tìm một nơi có chi phí rẻ hơn. 

 

Việc sử dụng Robot và dây chuyền tự động sẽ chỉ có ý nghĩa trong việc giảm giá thành hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, giúp thuận lợi cho xuất khẩu và phần nào đó là kích thích tiêu dùng trong nước mà thôi. Chứ nó không có nhiều vai trò trong việc lôi kéo các nhà đầu tư quay trở lại nước này.

 

Việc đẩy mạnh tự động hóa, vì thế sẽ mang vai trò thúc đẩy năng suất và giảm phí lao động đơn giản hơn là cải thiện tiền lương, và thực tế là nó cũng chỉ thực hiện được trong các vị trí và công đoạn đơn giản. Điều này có thể thấy rõ qua trường hợp của Đức hay Nhật Bản, nơi tự động hóa được sử dụng cao độ trong sản xuất. 

Thậm chí nó còn đặt ra nhiều thách thức trong việc tái tổ chức lại lực lượng nhân công, vì với việc áp dụng các dây chuyền tự động hóa, nó sẽ đào thải một lượng lớn công nhân kỹ năng thấp. Trách nhiệm của chính phủ Trung Quốc sẽ là phải tái đào tạo lực lượng đông đảo lên tới hàng chục triệu người này để thích ứng với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn, vốn là một việc được đánh giá là rất khó.

 

Điều trớ trêu ở đây là, Bắc Kinh hy vọng áp dụng dây chuyền tự động sẽ nâng cao lực lượng lao động ở nước này thông qua việc giải phóng một lượng lớn nhân lực để sử dụng trong các lĩnh vực khác, nhưng có vẻ như nó lại đang tạo ra áp lực cực lớn về việc tái đào tạo một bộ phận đông đảo người lao động có kỹ năng thấp này thì đúng hơn. 

 

Phần lớn trong số này là những người lao động có học vấn thấp và chỉ có thể thực hiện các công đoạn lắp ráp đơn giản, việc đào tạo họ thích ứng với các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hơn là điều cực khó. Và trong khi lời giải cho vấn đề tái đào tạo này vẫn chưa có lời giải, thì các doanh nghiệp ở Trung Quốc vẫn đang đua nhau lên kế hoạch sa thải một lượng lớn công nhân của mình để áp dụng tự động hóa, hãng Midea tuyên bố sẽ cắt giảm 6 ngàn trong số 30 ngàn lao động của mình trong năm 2015 và sẽ giảm thêm 4 ngàn nữa trong năm 2018.

 

 Còn Foxconn, nơi lắp ráp các sản phẩm của Apple, thì đang lên kế hoạch đưa vào sử dụng khoảng gần 1 triệu Robot trong vòng 3 năm tới để thế chỗ cho một lượng nhân công lớn sẽ bị sa thải. Có vẻ như với chính phủ Trung Quốc,

 Robot đang là hy vọng, còn với công nhân nước này, nó chỉ đang là một cơn ác mộng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Công ty năng lượng Ấn Độ chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí ở VN (14-04-2015)
    Chuyên gia IMF: Đô la Mỹ vẫn sẽ mạnh (14-04-2015)
    Ngân hàng Ukraine phá sản đồng loạt (13-04-2015)
    Các chủ nợ của Ukraine từ chối xóa bỏ 10 tỷ USD tiền nợ (12-04-2015)
    Rúp Nga tăng giá 'kỳ diệu' (10-04-2015)
    AIIB báo hiệu Mỹ mất vị trí thống trị kinh tế toàn cầu (10-04-2015)
    Giá xăng dầu thế giới đồng loạt giảm sâu (09-04-2015)
    Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Nhiều thách thức đang ở phía trước (08-04-2015)
    Giá vàng, dầu tăng cao nhất 7 tuần (07-04-2015)
    Đô la Mỹ tăng vọt và hệ lụy của nó (04-04-2015)
    Kinh tế Eurozone mong 'đổi vận' nhờ QE (04-04-2015)
    Giá dầu có thể chìm sâu sau thỏa thuận hạt nhân Iran (03-04-2015)
    AIIB và những thách thức trước mắt (02-04-2015)
    44 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng Trung Quốc lập ngân hàng AIIB (01-04-2015)
    Giá vàng, giá dầu thế giới cùng chao đảo (31-03-2015)
    Khi con tàu kinh tế Nga trở lại đường ray (30-03-2015)
    Đối thủ của các thể chế tài chính hiện nay? (29-03-2015)
    Giá dầu, vàng quay đầu giảm mạnh (28-03-2015)
    Nguy cơ từ đồng USD tăng giá (27-03-2015)
    Mỹ sẽ gia nhập ngân hàng Trung Quốc để 'quản' đồng minh? (26-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153199887.